Thiền định là gì?
➢ Thiền định là một phương pháp tập vào trung tâm trí, giúp bạn tĩnh tâm. Và cũng giúp bạn thư giãn tinh thần tối đa để đạt được sự bình an. Thực hành thiền định bằng cách thực hiện một loạt các kỹ thuật hô hấp, và tập trung ý thức. Phương pháp thiền định có nguồn gốc từ Đông Á. Có nhiều phương pháp thiền định đã được thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thiền định thực ra rất đơn giản, cố gắng tập trung vào những điều bên trong của chính mình.
➢ Người tập cố gắng dừng lại mọi suy nghĩ để tập trung vào hiện tại. Giúp giải phóng khỏi những suy nghĩ phiền muộn và lo âu của quá khứ, và tương lai. Nhờ vậy mà thiền định có thể giúp cải thiện sức khỏe tâm lý rất tốt. Người tập sẽ giảm tối đa đến hoàn toàn căng thẳng, làm tăng cường sự tập trung.
➢ Kết quả của thiền là tập trung vào việc giảm bớt suy nghĩ, chỉ tập chung vào hiện tại. Người tập thiền luôn tìm kiếm sự yên tĩnh và bình an từ bên trong tâm hồn. Giúp cải thiện sức khỏe tâm lý, tăng cường sự tập trung và giúp bạn thực hiện cuộc sống một cách tốt hơn. Nếu bạn quan tâm đến thiền định, hãy tìm hiểu ngay. Khi bạn mới bắt đầu thì thiền định có thể có những khó khăn. Và tất nhiên bạn sẽ cần phải có một số kỹ năng cơ bản để bắt đầu. Dưới đây là bài viết hướng dẫn về thiền định cho người mới bắt đầu, hãy tham khảo bạn nhé.
7 bước thiền định cho người mới bắt đầu.
Bước 1: Công tác chuẩn bị để thiền.
+ Trước khi bắt đầu vào thiền định, bạn cần tìm một nơi thật yên tĩnh. Vị trí tập thực hành thiền nên thoải mái và không bị ảnh hưởng bới ngoại cảnh. Vị trí bạn tập thiền định càng yên tĩnh thoáng đãng càng tốt. Nếu vị trí thực hành thân thiện với thiên nhiên thì sẽ càng hiệu quả. Trong trường hợp bạn không có sẵn một không gian riêng tư, thì hãy chọn một khung giờ thích hợp. Nó có thể là bất kỳ khoảng thời gian nào trong ngày để tập thiền. Khi mà mọi người xung quanh đều bận rộn với công việc của họ.
+ Tuy nhiên nếu bạn chọn được khung thời gian cố định thì hiệu quả sẽ cao hơn. Việc bạn chọn một tư thế ngồi tập thoải mái cũng rất cần thiết. Có thể lấy một cái gối thật mỏng hay một miếng lót cao su non để ngồi sẽ giúp bạn thấy dễ chịu.
Bước 2: Thực hành tập thiền, quan sát hơi thở và chú ý tập trung.
+ Sau khi bạn đã tìm được nơi yên tĩnh hãy ngồi xuống ở tư thế mà bạn cảm thấy thoải mái. Ngồi khoanh tròn giữ lưng và đầu thẳng nhưng không quá cúng nhắc. Thả lỏng cơ thể một cách tự nhiên nhất, sau đó đặt hai tay ở hai bên đầu gối. Đầu ngón tay chỏ và ngón tay cái khẽ chạm vào nhau, mắt nhắm nhẹ nhàng. Bắt đầu thở đều nhưng hơi thở không được quá ngắn chú ý hít đủ sâu.
+ Lúc này bạn hãy chỉ chú ý tập trung vào hơi thở của mình. Hít sâu một cách nhẹ nhàng và thở ra từ từ chậm rãi. Hãy luôn chỉ cố gắng tập trung vào cảm giác của hơi thở, khi nó đi vào và đi ra khỏi cơ thể bạn. Được một lúc chắc chắn bạn sẽ thấy tâm trí mình sẽ bị phân tán đi nơi khác. Đó là lúc ta bị sao nhãng và lạc lối, đừng lo hãy quay lại về với hơi thở. Và hãy cố gắng quay trở lại việc tập trung vào hơi thở mà thôi. Thời gian đầu bạn sẽ dễ dàng đi lệch hướng thường xuyên, tuy nhiên sẽ dần trở nên ổn định.
Bước 3: Có thể tập trung vào một điểm nhỏ khác trên cơ thể.
+ Một số người tuy không nhiều, cho rằng họ rất khó để tập trung vào hơi thở. Tuy nhiên họ sẽ chọn một điểm nào đó khác trên cơ thể để tập chung vào và nó tỏ ra khá hiệu quả với họ. Vì vậy nếu bạn không thể tập trung tâm trí vào hơi thở sau một thời gan tập. Thì bạn có thể thử thay đổi và chuyển sự tập trung của mình vào một điểm nhỏ nào khác trên cơ thể. Một điểm nào đó mà bạn cảm thấy nó là phù hợp. Chẳng hạn như điểm đầu ngón tay cái và tay trỏ chạm vào nhau. Trên trán nơi giữa hai lông mày vay đầu gối. Bất cứ điểm nào khác mà bạn thấy phù hợp. Nhằm để cố gắng tập trung vào cảm giác của điểm đó để tâm trí bạn không bị phân tán.
Bước 4: Nhắm mắt, tập trung cảm giác và cảm nhận cơ thể.
+ Khi thiền ta nhắm mắt làm tăng cường sự tập trung. Ngoài ra có thể chú ý vào âm thanh và cảm giác của cơ thể. Thời gian này chỉ cần cố gắng không để tâm trí bị phân tán. Sự phân tán này chủ yếu là các dòng suy nghĩ khác trong đời sống. Vì vậy ngoài tập chung vào hơi thở bạn có thể tập trung vào âm thanh xung quanh. Cũng như cảm nhận giác quan hay sự tĩnh lặng của cơ thể. Cảm nhận các động thái tuần hoàn và chuyển động nhỏ từ bên trong mình.
Bước 5: Chấp nhận và tha thứ bạn sẽ thấy thoải mái và tĩnh lặng.
+ Trong quá trình thực hành thiền định, bạn có thể sẽ gặp phải những suy nghĩ tiêu cực. Sự tranh luận giữa các con người khác nhau bên trong bạn hay là cảm xúc khó chịu. Đừng nóng vội, thay vì bạn cố gắng đẩy chúng đi, thì hãy chấp nhận chúng. Bỏ qua chúng không tranh luận với chúng và hãy tha thứ cho bản thân. Chỉ cần cố gắng đưa tâm trí của bạn trở lại với hiện tại, với trạng thái tĩnh tâm. Lạp lại quy trình như vậy nếu những suy nghĩ tiêu cực tái xuất hiện.
Bước 6: Tiếp tục giữ nhịp tập trung vào từng hơi thở kéo dài thời gian tĩnh.
+ Sau khi đã tập trung được vào hơi thở của mình, hãy cứ giữ như vậy. Khi tĩnh tâm bạn sẽ cảm nhận được dường như không gian chỉ có bạn là trung tâm. Các tạp niệm và suy nghĩ tiêu cực đã dần biến mất. Lúc này bạn không nên cố gắng làm thêm gì cả, chỉ cần cảm nhận sự lên và xuống của thở. Thở đều và giữ cảm giác của thở đi vào và đi ra khỏi cơ thể mình. Cố gắng duy trì tối thiểu khoảng 15 phút. Sau này có thể sẽ là 30 phút bạn nhé.
Bước 7: Thoát ra khỏi từ trạng thái thiền định trở về cuộc sống.
+ Sau khi đã hoàn thành thời gian thiền định, hãy hít một hơi thật sâu. Hít sâu và thở ra từ từ và nhẹ nhàng, cùng lúc từ từ mở mắt. Hãy cảm nhận sự thư giãn và tĩnh tâm trong cơ thể bạn, và tận hưởng trọn cảm giác này. Từ từ rời khỏi tư thế ngồi, có thể vươn mình đẻ các cơ hoạt động trở lại như thường. Lưu ý để có hiệu quả cao bạn nên thật sự cố gắng tập trung và đẩy lùi những tạp niệm. Chú ý nhiều hơn đến kết quả đừng chú ý đến thời gian.
Kết luận quá trình tập thực hành thiền định.
➢ Việc thực hành thiền định còn có nhiều lợi ích khác như giảm căng thẳng. Giúp bạn tăng cường sự tập trung và tăng cường sự tự nhận thức trong tâm trí. Nếu bạn muốn thực hành thiền định, hãy kiên trì bắt đầu từ những phút đầu tiên. Sau đó hãy tăng dần thời gian thực hành lên dần. Điều quan trọng là bạn hãy thật kiên trì và đừng quá khắt khe ép mình.
Xem thêm.
➥ Cách duy trì thói quen đọc sách
➥ Xây dựng thói quen tốt để thành công
➥ Xây dựng tầm nhìn phát triển tâm khỏe
➥ Cách duy trì thói quen đọc sách
➥ Xây dựng thói quen tốt để thành công
➥ Xây dựng tầm nhìn phát triển tâm khỏe
➢ Việc tập trung và thư giãn bằng cách thiền định là một phương pháp rất hiệu quả từ xa xưa. Nó giúp chúng ta giảm căng thẳng và cải thiện cũng như nâng cao sức khỏe tâm lý. Thông qua việc tập trung và kiểm soát tâm trí từ bên trong, bạn sẽ đạt được sự thư giãn và tĩnh tâm thật sự. Bạn sẽ trở nên tập trung và tĩnh tại hơn trong cuộc sống hàng ngày. Hãy nhớ rằng thiền định là một kỹ năng bạn cần thời gian và sự kiên trì để phát triển nó. Nếu quá khó khăn trong thiền định hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia hay các nhóm thiền. Các nguồn thông tin từ nguồn đáng tin cậy hoặc tham gia các khóa học thiền định để có thêm kiến thức.
➢ Chúng tôi hy vọng những thông tin về thiền định sẽ giúp ích cho bạn. Để giúp bạn thực hành và tăng cường sức khỏe tâm lý của mình. Nếu bạn có thêm bất kỳ câu hỏi hoặc góp ý nào, hãy liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi xin cám ơn và xin ghi nhận.